Chuyên gia chỉ ra 7 thực phẩm là “kẻ thù” của thận

7 loại thực phẩm này đều rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, nhưng việc ăn chúng vô tội vạ có thể gây hại tới sức khỏe của bạn từ bên trong.

Chức năng chính của thận là loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Khi chức năng hoạt động của thận suy giảm đồng nghĩa với việc nó không thể thực hiện tốt vai trò thải loại độc tố của mình nữa. Bởi thế, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chúng ta muốn khỏe mạnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là những sản phẩm nên hạn chế hoặc không nên ăn để bảo vệ thận.

Sắn và măng chưa chín: Độc tố cyanogenic được tìm thấy trong khoai mì (sắn) sống và trong măng. Để hạn chế tối đa chất độc này, khoai mì phải được bỏ vỏ và nấu chín khi ăn. Măng tươi nên được thái lát mỏng theo chiều dọc, loại bỏ phần xơ dày bên ngoài, đun trong nước muối nhẹ 8-10 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố này.

Củ cải trắng: Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Vì thế, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Cà chua xanh: Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Cho nên, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

Chuyên gia chỉ ra 7 thực phẩm là "kẻ thù" của thận - 1

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine (Ảnh minh họa)

Khoai tây mọc mầm: Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Song nếu để lâu khoai tây mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Mật cá: Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Đặc biệt, loại độc tố này không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn nên sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

Mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Dưa muối: Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ… có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài, hoặc muối trong một thời gian quá ngắn, chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-chi-ra-7-thuc-pham-la-ke-thu-cua-than-a534744.html

Leave a Comment